Danh sách 12 món được công nhận là những món ăn mang giá trị ẩm thực châu Á gồm:
1. Phở Hà Nội:
Phở hấp dẫn người ăn vì nước dùng (nước lèo) có hương
vị rất ngon và bổ dưỡng, được phối hợp từ nhiều loại gia vị và nguyên
liệu khác nhau, kết hợp với bánh phở vừa mềm vừa dai.
![]() |
Phở Hà Nội. Ảnh: VK. |
Thành phần chính của phở là bánh phở, nước dùng cùng
với thịt bò hay gà cắt lát mỏng. Ngoài ra còn kèm theo các gia vị như:
tương, tiêu, chanh, nước mắm, ớt... Những gia vị này được thêm vào tùy
theo khẩu vị của từng người dùng.
Món phở Hà Nội trước đó cũng được hãng thông tấn CNN xếp thứ 28 trong 50 món ngon thế giới.
1. Phở bò.
Phở Sướng: Ở ngõ đoạn giữa phố Đinh Liệt . Phở ngon, nước thơm, thịt đậm, đúng chất phở Hà Nội.
![]() |
Phở Vui
Đã
có phở Sướng rồi thì phải đảo qua phở Vui ở gần đó, cách quãng 2 con
phố. Phở Vui chếch với hàng bánh trôi tàu nổi tiếng của diễn viên Phạm
Bằng. Phở Vui ăn đậm đà, mùi thơm ngậy của thịt bò, luôn nhận được sự
đánh giá cao của người dân phố cổ, vốn là những người sành ăn có tiếng.
Phở Lý Quốc Sư
Đây
là thương hiệu phở đã được khẳng định từ lâu. Phở ở đây rất ngon và có
nhiều hương vị phở, có nhiều loại phở bò cho khách lựa chọn từ phở tái,
bò chín, hay tái nạm gầu.... tùy vào sở thích của khách hàng. Nước dùng
của phở đậm đà và rất thơm do cách chế biến và lựa chọn gia vị của quán.
Đặc
biệt, món quẩy nóng ở đây rất thơm ngon, nóng hổi. Mới đây, phở Lý Quốc
Sư đã chuyển về đoạn gần ngã 3 đoạn cuối phố Nhà Chung, đối điện 33 Nhà
Chung.
Phở Bát Đàn
![]() |
Nói
đến phở Bát Đàn người ta lại nghĩ ngay đến phở xếp hàng nhưng xếp hàng
để được thưởng thức một tô phở ngon nên ai cũng bình thản, có người còn
mang cả báo ra đọc, thong thả chờ đến lượt.
Phở Bát Đàn ngon đạm, thịt bò thái tươi rói, thơm ngậy, nước dùng ngọt vị xương hầm, đúng kiểu phở Hà Nội truyền thống.
![]() |
Mách
bạn: Đi ăn phở Bát Đàn bạn nên đi ít nhất là 2 người, một người xếp
hàng và một người vào ngồi giữ chỗ, chứ không thì bê bát phở sóng sánh
trên tay bạn sẽ rất vất vả tìm chỗ, vì quán lúc nào cũng đông nghịt
người.
Phở Thìn
Để có một
bát phở ngon, ngoài việc chế ra nước phở vừa trong, vừa ngọt, vị ngọt
sâu của xương ninh kèm gia vị, phở Thìn còn chú ý đến công đoạn xào
thịt,chan phở. Thịt bò được xào trên một lò lửa nhiệt độ cao, mỡ đun
nóng già, lửa bùng lên, đảo thật nhanh, thịt bò sẽ tái tức thì cho màu
đẹp và ăn rất ngọt.
Người đầu bếp khéo léo xếp từng nếp
bánh phở cùng với những cọng hành thành hình chỏm núi sau đó mới chan
nước xương cho tăng phần hấp dẫn.
Cũng như các quán phở
khác, thực khách có thể ăn phở kèm với những chiếc quẩy rán vàng và chan
thêm chút nước ớt tươi ngâm dấm hay ớt tương phù hợp với khẩu vị từng
người. Quán mở cửa từ 5 giờ sáng đến 9 giờ tối nhưng hầu như không lúc
nào ngớt khách.
Phở bò vỉa hè Hàng Trống
Đây
là một trong số ít quán phở vỉa hè ở Hà Nội. Dù trời đông lạnh giá hay
mùa hè nóng bức, hàng phở này rất đông khách ăn. Quán bày biện rất đơn
giản, mỗi khách vào sẽ có một cái ghế nhựa (loại siêu bé) để ngồi và
thêm một cái nữa to hơn (thậm chí còn không đủ) để nước hoặc bát phở nếu
quá nóng không cầm nổi ở tay...
Do là hàng phở vỉa hè
nên bát đũa cũng hết sức đơn giản và không có thìa. Khách một tay bưng
bát, một tay dùng đũa và khi muốn uống nước thì dùng miệng húp sột soạt.
Tiện lợi và vui. Phở ở đây khá ngon và được làm theo kiểu Hà Nội, với
thịt bò chín có đủ nạm và gầu, với hành lá chẻ và nhiều hành hoa.
Nước
dùng ở đây được làm khá ngon nhưng ta nên chọn ăn lúc gần cuối cho đậm
đà hơn. Do là phở vỉa hè nên họ chỉ bán hết nồi nước dùng là thôi, 5h
chiều mở cửa chỉ đến 8h tối là hết hàng.
2. Phở gà:
Phở gà bà Lâm phố Nam Ngư. Miếng thịt gà vừa thơm vừa ngậy, lại thái dày. Nước phở chế cũng xuất sắc, thuộc trường phái béo ngậy.
![]() |
Phở gà ở Quán Thánh:
Đoạn trông ra vườn hoa Hàng Đậu, gần Hoè Nhai. Khác với phở gà ở Nam
Ngư, phở ở đây thuộc trường phái nhạt và thanh. Nước dùng ít béo nhưng
rất thơm, ăn miếng phở đầu tiên bao giờ cũng cho cảm xúc nhiều nhất. Giá
bán ở đây cũng vừa phải, 20.000 đồng/1 bát.
Phở Mai Anh đường
Lê Văn Hưu. Hàng này nước phở ăn ngọt sắc, và bát phở lại có thêm mấy
viên mọc. Kể ra thì cũng hơi pha trộn, nhưng ăn vài lần thì lâu lâu
không ăn lại thấy nhớ. Buổi trưa cửa hàng này thường là nơi đổ bộ của
khách du lịch đông nhất vẫn là người Nhật Bản. Giá 25.000 đồng/1 bát.
Phở gà "chặt" trên đường Tôn Đức Thắng: Nhiều
thực khách ăn xong phở ở đây lại thốt lên :"Không hiểu sao miếng thịt
gà ở đây ngon thế!". Nước phở thì không phải là nhất, nhưng miếng thịt
gà thì đúng là xuất sắc.
Ngon nhất là phần da, hơi dày,
giòn, và rất ngậy. Có 2 hàng cùng bán ở đầu ngõ, hàng nào cũng chất cao
ngồn ngộn gà và gà, có khi đến 50 con gà trên quầy, bán một chốc buổi
tối là hết vèo. Nhưng có 1 hàng xuất sắc và lâu đời hơn, nên khi hàng
này hết thì hàng kia mới bán được phở của mình. Giá 30.000 đồng/bát, phở
đùi: 50.000 đồng/bát.
Phở Nhớ
Cái
tên Nhớ bắt nguồn từ một người Việt Kiều yêu món phở Hà Nội đã đến
thưởng thức và đặt cho quán : “Ăn rồi để nhớ mãi…”. Cũng từ đó, Phở Nhớ
trở thành thương hiệu, thành cái tên thân thuộc với nhiều thực khách
sành ăn. Sợi bánh dẻo, miếng thịt mềm ngọt, hương thơm nhè nhẹ kèm chút
hăng của cọng hành sắt mỏng, vị cay cay của lát ớt tươi, mùi thơm dìu
dìu của miếng thịt bò tươi và mềm.
Ăn một bát phở mà như
đang đuợc thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật. Phở Nhớ ngon, do bí quyết
riêng hay do tâm huyết người chủ của hàng ? Phải chăng đó là những lí
do đưa Phở Nhớ tới giải nhì hội thi Phở Hà Nội?
Địa chỉ: Phở Nhớ phố Huỳnh Thúc Kháng (gần ngã tư Huỳnh Thúc Kháng giao với phố Nguyên Hồng).
Phở 24
![]() |
Phở
24 đã trở thành một thương hiệu phở khá nổi tiếng không chỉ trong nước
mà còn ở cả nước ngoài. Khách du lịch thường thích ăn phở ở đây vì vừa
đảm bảo vệ sinh mà phong cách phục vụ hết sức chuyên nghiệp.
Nhà
hàng Phở 24 được thiết kế theo tiêu chuẩn đồng nhất về nội thất cũng
như các cách thức chế biến phở. Bởi Phở 24 có rất nhiều loại cho bạn lựa
chọn : phở bắp, phở tái, phở tái nạm, phở tái gầu, phở tái chín, hay
phở gà trứng non. Ngoài ra còn rất nhiều đồ uống dinh dưỡng được chế từ
các loại hoa quả tươi.Địa chỉ: phố Huỳnh Thúc Kháng, Vincom, gần Hồ
Gươm...
Phở lạ
![]() |
Một
số hàng phở khác có những món độc chiêu như hàng phở bé teo ở góc Lý
Thường Kiệt - Hàng Bài - cạnh Window Cafe có món Phở trộn khô, khá ngon.
Không phải hủ tiếu, cũng không phải phở trộn lộn xộn đủ thứ. Bát phở
chỉ đơn giản có thịt, bánh, hành rau thơm, và quan trọng là nước trộn và
tỷ lệ gia giảm của bà chủ, 1 lần phải ăn 2 bát.
Phở lạ nữa có thể kể đến là phở hải sản trên đường Nghi Tàm, Nhật Thực chưa thử nên không đánh giá. Rồi còn phở chua theo kiểu Lạng Sơn, phở cuốn.
Có
một thứ không thể không nhắc đến là lọ tương ớt của các hàng phở. Không
hẹn mà gặp nhưng hầu hết các hàng phở nổi tiếng ngon, đều có những lọ
tương ớt "xuất sắc", hàng thửa riêng chứ nhất quyết không đánh đồng tạp
nham mua cả can ngoài chợ về cho khách dùng.
Một thứ khác
cũng quyết định đến độ ngon của bát phở - ấy là món quẩy. Trong các
hàng phở vừa kể trên, có hàng phở Gà ở Nam Ngư là còn duy trì kiểu quẩy
mềm, rán vừa lửa - đúng kiểu quẩy xưa của Hà Nội. Bây giờ, người ta chỉ
thích ăn quẩy giòn già lửa.
2. Bún chả Hà Nội:
Bún chả được mệnh danh như một thứ “quà” đặc sản mà người Hà Nội gửi đến các vùng miền khác của Việt Nam.
![]() |
Bún chả Hà Nội. Ảnh: VK. |
Chả được tạo thành từ thịt ba chỉ hoặc nạc vai mềm ướp
cùng với nước mắm, tiêu, hành khô đem nướng thành miếng chả viên và chả
dẹt cho vào chén nước chấm. Nước chấm được pha chế từ nước mắm, đường,
giấm, ớt, cho thêm vào đu đủ và cà rốt ngâm chua ngọt.
Khi ăn sắp bún tươi bên dưới, bên trên là đu đủ, cà
rốt, chả miếng, chả băm vào tô, kèm theo các loại rau thơm của miền Bắc
như: xà lách, kinh giới, tía tô, húng lủi, húng láng, húng quế. Sau đó
chan nước chấm lên, có thể thêm ớt, tiêu tùy thích.
3. Bún thang Hà Nội:
![]() |
Bún thang Hà Nội. Ảnh: VK. |
Đây là món ăn được chế biến khá cầu kỳ, công phu. Nước
dùng nấu từ nước luộc gà, xương lợn, cùng với tôm khô. Trứng tráng thật
mỏng thái nhỏ. Giò lụa thái chỉ. Thịt gà nạc luộc chín xé nhỏ. Bên cạnh
còn có ruốc tôm tơi như bông nên còn gọi là ruốc bông, củ cải khô, nấm
hương…
Cho bún tươi vào tô, đặt thịt gà, trứng tráng, giò
lụa… vào một góc trên mặt tô. Thêm ít rau mùi, hành hoa, rau răm thái
lẫn với hành lá, điểm thêm chút hương cà cuống để tăng thêm hương vị cho
món bún thang.
4. Bánh đa cua Hải Phòng:
Tô bánh đa cua ngon phải hội tụ đủ 5 màu: màu gạch cua
nâu hồng, màu bánh đa nâu sậm, màu xanh mướt của lá lốt, rau muống,
hành lá, chanh; màu đỏ tươi nơi trái ớt và vàng rộm của hành khô.
Bánh đa cua Hải Phòng. Ảnh: VK. |
Nước dùng từ xương hầm và nước cua đồng đã gạt hết
bọt. Nổi phía trên nước dùng trong suốt là gạch cua nâu hồng, xôm xốp,
miếng chả lá lốt xanh đậm, những mảy hành khô vàng rộm, giòn tan, những
cọng rau, hành tươi xanh nõn. Tất cả hòa quyện nên hương vị riêng, khó
quên cùa vùng đất cảng.
5. Cơm cháy Ninh Bình:
Để có món cơm cháy thơm ngon, gạo được nấu lên sao cho
thật vừa nước, đủ dộ dẻo thành cơm. Khi cơm chín tới phải nhanh tay lấy
hết ra chỉ để lại phần xém dưới đáy nồi, rồi tiếp tục đun, lúc này phải
canh cho thật đều, tạo cháy ở khắp đáy nồi. Những miếng cháy được lấy
ra khỏi nồi bẻ vừa vặn và đem phơi 2-3 nắng (hoặc sấy) cho thật khô,
tránh ẩm mốc.
![]() |
Cơm cháy, đặc sản Ninh Bình. Ảnh: bepgiadinh. |
Khi thưởng thức cơm sẽ được chiên giòn. Nước sốt ăn
kèm cơm cháy thường được làm từ thịt dê hay bò, tim, cật lợn xào với rau
như hành tây, nấm rơm, cà rốt, cà chua… tạo nên sự kết hợp độc đáo cho
món đặc sản cơm cháy Ninh Bình.
6. Miến lươn Nghệ An:
Miến - một loại sợi được chiết xuất từ tinh bột dong
nguyên chất - sau khi rửa sạch, trần nước sôi, được trần lại vào nồi
nước dùng lươn màu nâu cho miến nở, thấm độ đậm, ngọt của nước dùng rồi
cho vào tô.
![]() |
Miến lươn Nghệ An. Ảnh: VK. |
Có hai loại: Miến khô là thịt lươn được chiên giòn rồi
xào kỹ với miến; còn miến mềm là miến nước (ninh từ xương ống lợn,
xương lươn giã nát) trộn với thịt lươn hấp. Sợi miến trong, dai và giòn,
không nát, thịt lươn tươi và ướp kỹ nên không thấy mùi tanh, rắc thêm
ít rau răm và tương ớt lên trên.
7. Bún bò Huế:
Bún bò Huế là một trong những món ăn mang hương vị đặc
trưng của xứ Huế. “Linh hồn” của món ăn này là nước lèo, được hầm từ
xương lợn, xương bò với một vài loại củ. Nước lèo ngon phải trong, ngọt
thanh, không mỡ màng. Gia vị chủ lực của bún bò Huế gồm mắm ruốc, sả, ớt
cùng nước mắm được nêm đúng liều lượng để tạo mùi thơm phảng phất và vị
ngọt đậm đà cho món ăn.
![]() |
Bún bò Huế. Ảnh: VK. |
Thịt bò cho món bún bò Huế là thịt nạm, đem luộc trong
nồi nước lèo đến khi chín vớt ra để nguội rồi đem xắt lát, không dày
cũng không mỏng quá.
Bún bò Huế được ăn với nhiều loại rau sống: rau muống, bắp chuối bào mỏng, giá, tía tô, húng quế…
8. Mì Quảng:
Sợi mì được làm từ bột gạo xay mịn và tráng thành từng lớp bánh mỏng, thái theo chiều ngang.
![]() |
Mì Quảng. Ảnh: VK. |
Khi ăn, bên dưới lớp mì là các loại rau sống, trên mì
là thịt lợn nạc, tôm, thịt gà cùng với nước dùng được hầm từ xương lợn.
Ngoài ra, còn bỏ thêm đậu phộng rang khô và giã dập, hành lá thái nhỏ,
rau thơm, ớt đỏ... Nước nhưng (nước chan ăn với mì) không cần nhiều gia
vị mà phải trong và có vị ngọt của bún xương lợn.
Rau sống để ăn với mì Quảng thông thường là loại rau
đắng, diếp cá, rau húng, rau quế, rau cải, hành, ngò… của vùng rau Trà
Quế nổi tiếng nằm ở phía Đông bắc phố cổ Hội An, làm tăng thêm hương vị
của tô mì Quảng.
9. Phở khô Gia Lai:
Sợi phở khô được làm từ bột gạo, không mềm và dẹp như
sợi phở mà mảnh và dai. Khi ăn trộn bánh phở đã trụng sơ với giá, thịt
bằm, bên trên với rắc lớp hành phi vàng thơm vào tô. Đặc biệt, gia vị
không thể thiếu là tương nâu, được làm từ tương hột giã nhuyễn, pha với
chút ớt bằm tạo nên vị mằn mặn, béo béo, cay cay cho món ăn.
![]() |
Phở khô Gia Lai. Ảnh: VK. |
Tô nước lèo ăn kèm có thịt bò, hoặc bò viên, cũng có
thể là thịt gà, rắc thêm chút hành ngò xắt nhỏ, tiêu đen. Rau ăn kèm với
phở khô chỉ cần xà lách, húng quế.
10. Bánh khọt Vũng Tàu:
Bột bánh khọt được làm từ gạo được pha chế khéo léo,
sao cho chiếc bánh khi chiên lên không khô, không nhão mà phải vừa giòn,
vừa dai. Mỗi chiếc bánh khọt chỉ vừa bằng miệng tách uống trà, bên trên
được trang trí bằng màu đỏ của mấy con tôm lột sạch vỏ, màu xanh của
hành lá xắt nhuyễn, đôi khi lại có bột tôm xay rải lên mặt bánh.
![]() |
Bánh khọt. Ảnh: VK. |
Ăn kèm với bánh khọt là đu đủ, cà rốt xắt sợi ngâm
giấm đường, cùng với xà lách và các loại rau thơm như húng quế, ngò gai,
tía tô... Nước chấm dùng cho món ăn này là nước mắm pha chua ngọt.
11. Gỏi cuốn Sài Gòn:
Gỏi cuốn là một trong 50 món ăn ngon nhất thế giới do CNN bình chọn trước đó.
![]() |
Gỏi cuốn là món ăn phổ biến ở Sài Gòn. Ảnh: VK. |
Bánh tráng mỏng, mềm, dai bên ngoài, bên trong cho vài
ba con tôm, mấy lát thịt ba rọi luộc, chút bún tươi, vài cọng hẹ sống
xanh ló ra ngoài, thêm ít giá, rau thơm, xà lách… cuốn lại. Gỏi cuốn
ngon phải có nguyên liệu tươi và cuốn chắc tay, gọn ghẽ.
Nước chấm dùng cho gỏi cuốn có thể là mắm nêm, nước
mắm, hoặc tương được làm từ tương hột đem xay hoặc giã nhuyễn, pha chế
khéo léo vừa ăn. Mỗi thứ nước chấm lại mang đến cho món gỏi một hương vị
ngon, lạ khác nhau.
12. Cơm tấm Sài Gòn:
Cơm tấm được làm từ hạt gạo xay bị gãy nấu thành cơm.
Cơm tấm thường được ăn với 4 món chính: sườn nướng, bì, chả, trứng ốp
la. Đĩa cơm tấm bốc khói cùng với miếng sườn nướng vàng rượm, thơm tho,
bên cạnh những sợi bì dai mềm được làm công phu từ da lợn, song song đó
là miếng chả hay trứng ốp la vành tròn trắng bên ngoài, bên trong lòng
đỏ vừa chín tới.
Cơm tấm Cây thị

Cơm tấm Cali ở Sài gòn

Cơm tấm Bụi Sài Gòn

Cơm tấm Kiều Giang ở Cali



Cơm tấm Cali ở Sài gòn

Cơm tấm Bụi Sài Gòn

Cơm tấm Kiều Giang ở Cali

Nước dùng để chan cơm tấm là nước mắm pha có vị ngọt
vừa phải và hơi sánh, không loãng như nước mắm dùng cho các món ăn khác.
Ăn kèm với cơm tấm có cà chua, dưa leo xắt lát mỏng, cà rốt hoặc củ cải
trắng ngâm giấm.
Bún nổi tiếng miền Tây du nhập Sài Gòn
Bún cá, bún mắm, bún nước lèo... là những món ăn quen thuộc của người dân đồng bằng sông Cửu Long và rất được ưa thích ở Sài Gòn.
Ở Sài Gòn, bạn có thể dễ dàng tìm thấy các hàng quán
để thưởng thức các loại bún Nam bộ với mức giá bình dân. Các món ăn này
còn góp phần làm phong phú thêm bức tranh ẩm thực đa sắc ở Sài Gòn.
1. Bún mắm
Bún mắm là món ăn dân dã, mộc mạc của người dân miền
Tây. Từ những đặc sản rất bình dị có sẵn trên ruộng đồng như cá linh, cá
sặc..., người đầu bếp khéo léo kết hợp với các nguyên liệu như tôm,
mực, lợn quay; cùng những loại rau đặc trưng của sông nước như kèo nèo,
bông súng, rau đắng... tạo nên món bún ngon đầy hấp dẫn.
![]() |
Sự kết hợp khéo léo giữa nhiều nguyên liệu tạo nên món bún mắm.. Ảnh: Khánh Hòa |
Thành phần quan trọng nhất làm nên hương vị bún mắm là
nước dùng. Được nấu từ các loại mắm nổi tiếng như cá linh, cá sặc hay
cá trèn cùng với xương lợn, nước dùng bún mắm thơm nồng và có vị ngọt tự
nhiên rất ngon miệng.
Đầu tiên, đầu bếp cho xương lợn vào hầm để lấy
nước dùng. Mắm được nấu sôi cho thịt cá rã ra, lọc qua rây lấy nước, bỏ
xương. Cho nước mắm đã lọc
vào nấu chung với nước hầm xương và nêm gia vị vừa ăn. Bổ sung thêm cà
tím, sả, nấm rơm cho nồi nước dùng không còn vị gắt của mắm mà đậm đà,
thơm ngon, không quá ngọt, quá mặn hay cay nhưng cũng không nhạt nhẽo.
Các nguyên liệu ăn kèm như tôm, mực, thịt lợn quay,
cá... cũng được đầu bếp lựa chọn kỹ càng, tươi ngon để tăng thêm hương
vị cho món ăn. Đĩa rau sống là thành phần không thể thiếu khi ăn bún
mắm. Một đĩa đầy ắp các loại rau vườn như kèo nèo, bắp chuối, rau đắng,
cọng bông súng... đem lại sự ngon miệng cho người ăn và không mang cảm
giác ngấy.
Bát bún mắm nóng hổi, nhiều màu sắc với hương thơm
quyến rũ như kích thích vị giác của bạn. Ăn bún mắm, cảm nhận cái đậm đà
có vị ngọt thanh của nước dùng, cái giòn sần sật của những sợi râu mực,
thịt cá mềm, béo, vị ngọt chua chua của chén mắm me, tất cả hương vị đó
kết hợp hài hòa với nhau khiến thực khách không thể dừng đũa.
2. Bún cá
Bún cá là món ăn dân dã có mặt khắp các tỉnh thành ở
miền Tây, nổi tiếng với các thương hiệu như bún cá Kiên Giang, bún cá
Châu Đốc (An Giang)... Không phức tạp và nhiều nguyên liệu như bún mắm,
bún cá có thành phần đơn giản với cá, tép và các loại rau ăn kèm. Thoạt
nhìn qua có vẻ đơn giản, nhưng để có một bát bún cá ngon và hấp dẫn đòi
hỏi rất nhiều vào công sức của người nấu.
![]() |
Bún cá miền Tây nổi tiếng với nhiều thương hiệu như bún cá Kiên Giang, bún cá Châu Đốc - An Giang. Ảnh: Khánh Hòa. |
Thành phần chính làm nên sự nổi tiếng của món ăn
là cá lóc. Trước đây, người ta thường chọn cá lóc đồng để nấu bún. Ngày
nay không còn nhiều cá lóc đồng nên sử dụng cá lóc nuôi để thay thế,
điều đó đã làm chất lượng của món ăn giảm đi ít nhiều.
Cá lóc làm sạch, đầu cá được cắt rời nhưng vẫn giữ
nguyên bộ lòng. Cá luộc hoặc hấp chín, sau đó được lột da và lóc hết
xương, những thớ thịt cá trắng tinh được xếp gọn gàng trên đĩa. Bên cạnh
đó, những con tép biển to bằng ngón tay được cắt bỏ đầu, rửa sạch, ướp
gia vị và đem rim vàng.
Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến nước
dùng, chính cái vị ngọt thanh làm cho món ăn trở nên hấp dẫn và ngon
miệng. Theo những người bán bún cá, nước dùng không được nấu từ xương
lợn hay xương gà mà từ cá tươi. Những loại cá biển nhỏ được mua về nấu
để lấy nước dùng. Trong quá trình nấu, đầu bếp còn cho vào một ít khô
mực đã nướng. Sự kết hợp giữa hai nguyên liệu đó làm cho nồi nước dùng vừa có vị ngọt thanh vừa có vị mặn mà rất đậm đà.
Những sợi bún tươi được chần sơ qua nước sôi rồi cho
vào bát, bên trên là vài lát cá, tép, nước lèo được chan ngập bún, điểm
xuyết thêm một ít hành ngò và thưởng thức. Ăn kèm bún cá là đĩa rau tươi
ngon gồm xà lách, bắp chuối, giá đỗ, rau răm, húng thơm... Nếu như gặp
mùa cá có trứng, người ta sẽ đánh tơi trứng và cho vào nồi, những mảng
trứng vàng tươi làm cho món ăn thêm đẹp mắt và ngon miệng.
3. Bún nước lèo
Bún nước lèo là món ăn có nguồn gốc từ Campuchia. Cũng
có các thành phần như cá lóc, tôm... gần giống với bún cá nhưng cách
thức chế biến và hương vị hoàn toàn khác nhau.
Theo một chủ cửa hàng trên đường Nguyễn Cảnh Chân
(quận 1), muốn nấu bún nước lèo ngon nhất thiết phải có cây ngải bún.
Đây là loại cây có nguồn gốc từ đất nước Chùa tháp, được bán nhiều trong
khu chợ Campuchia (quận 10). Chính mùi thơm từ cây ngải bún làm mất đi
vị tanh nồng đặc trưng của mắm, đem lại hương vị thơm ngon cho nước lèo.
![]() |
Bún nước lèo Sóc Trăng. Ảnh: Khánh Hòa. |
Nước lèo được nấu bằng xương ống lợn, củ cải trắng.
Mắm được nấu sôi cho cá rã ra, lọc mắm qua rây lấy nước, bỏ xương. Cho
nước mắm vào nấu chung với nước hầm xương. Cho vào đó thêm một ít nước
dừa tươi, ngải bún và sả cây. Khi nước sôi lại thì vớt bọt, nêm gia vị
cho vừa ăn là dùng được.
Bát bún nước lèo đơn giản với bún, cá, thịt quay, tôm... Ăn kèm với bún là cá lóc đã được
lấy hết xương, thịt quay được thái miếng vừa ăn, tôm tươi luộc chín và
lột bỏ vỏ. Ăn bún nước lèo thường kèm theo đĩa rau sống gồm rau muống,
bắp chuối, húng thơm, giá đỗ...
Ăn bún nước lèo để cảm nhận cái thơm giòn của
thịt quay, cái béo, mềm của thịt cá, những con tôm tươi ngọt dai... cùng
với nước dùng trong veo, vị ngọt thanh. Tất cả hòa quyện vào nhau đã tạo nên một món ăn ngon, đậm đà hương vị miền Tây.
"đặc sản" thịt chó Hà Nội lên mặt báo Trung Quốc
(GDVN)
- Tại Việt Nam, thịt chó là một món "đặc sản bình dân" phổ biến, khắp
các thành thị hay làng quê, đâu đâu cũng có thể tìm thấy món đặc sản
này. Trong con mắt người nước ngoài, thịt chó trở thành một bộ phận quan
trọng của văn hóa ẩm thực Việt Nam. Người Trung Quốc cũng ăn thịt chó,
thậm chí còn tiêu thụ thịt chó với số lượng lớn. Ấy vậy mà khi sang Việt
Nam, một nhóm phóng viên Trung Quốc cũng phải "ngỡ ngàng" trước tài chế
biến, tay dao tay thớt của các đầu bếp bình dân Việt Nam đối với món họ
gọi là "cẩu nhục".
![]() |
Khắp các con phố ở Hà Nội, đâu đâu cũng có thể tìm được quán thịt chó |
![]() |
Nhiều người lựa chọn mua thịt chó về nhà thưởng thức thay vì đến quán |
![]() |
Góc chụp khá "hiểm" của phóng viên |
![]() |
Thịt chó đã trở thành một nét văn hóa ẩm thực của người Việt |
![]() |
Chó được thu mua từ khắp các làng quê |
![]() |
Dân Trung Quốc cũng đặc biệt thích ăn thịt chó |
![]() |
Người Trung Quốc tiêu thụ thịt chó với số lượng rất lớn. Một nhóm hoạt động vì môi trường đã tế sống những con chó vừa thui ngoài chợ để kêu gọi dân Trung Quốc bỏ thói quen ăn thịt chó |


Ăn thịt chó không như ăn Cỗ. Phải thật thoải mái. Người ta không phải
giữ ý tứ trong cử chỉ và lời nói. Cá tính của ai thế nào biểu hiện ra
thế đấy. Trên chiếu ăn, ngoài món xào và nhựa mận đựng vào bát, vài món
khác đều đặt trên lá sen và lá chuối. Như vậy, bữa ăn có cái mùi vị
hoang sơ của dân lục lâm tứ chiếng kiểu Lỗ Trí Thâm hoặc như những ông
sư hổ mang trong các chuyện kể dân gian.

Ăn
thịt chó thì phải đi đôi với rượu. Nhưng chỉ có rượu quốc lủi, rượn
trắng hoặc cùng lắm là rượu cẩm mới là những bạn đồng hành thích hợp.
Không ai uống rượu mùi, whisky hoặc Napoleon hoặc bia với thịt chó.
http://www.chanphuocliem.com/Trang_GiaChanh/MonAn_CaKhoTo.htm