Từ một bài viết của Phạm Chí Dũng, Cam Ranh
đang trở thành tâm điểm quan tâm của dư luận trong nước và cộng đồng người Việt
tại hải ngoại. Sáng nay, mấy ông ở Bolsa xúm vô "tám" rằng:
Các máy bay tiêm kích MiG-21, MiG-17 sơn phù hiệu KQND Việt Nam đã xuất hiện
trong sự kiện Tuần lễ Hải quân Mỹ diễn ra ở New York. Hà Nội sẽ cho phép tàu
thuyền Hoa Kỳ được đồn trú tại Cam Ranh. Một chi tiết được giới quan sát ghi nhận
là trong cuộc viếng thăm của Tổng thống Mỹ vào tháng 5/2016, trong lúc Obama
luôn tươi cười và thoải mái, gương mặt giới lãnh đạo cao cấp Việt Nam lại luôn
toát lộ vẻ lo lắng và căng thẳng. Có người giải thích: cuối cùng thì những quan
chức này đã buộc phải quyết định việc không thể mãi đu dây và cách nào đó trở
thành “đồng minh” của Mỹ, nhưng vẫn lo ngay ngáy sẽ làm cho Bắc Kinh nổi giận.

Việt Nam sẽ ra sao nếu Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ ?
Mặc dù Donald Trump nhận được sự ủng hộ khá nhiệt liệt của các cử tri thuộc đảng Cộng Hoà trong các cuộc bỏ phiếu sơ bộ để trở thành ứng cử viên chính thức của đảng, viễn ảnh ông trở thành tổng thống thứ 45 của Mỹ vẫn khiến nhiều chính khách cũng như giới bình luận chính trị cảm thấy hãi hùng.
Ngay cả những người cùng đảng Cộng Hoà với ông cũng hãi hùng. Hai cựu Tổng thống Cộng Hoà, George H.W. Bush và George W. Bush cũng như ứng cử viên đảng Cộng Hoà trong kỳ bầu cử năm 2012, Mitt Romney tuyên bố không tham dự đại hội đảng vào tháng 7, lúc Trump chính thức trở thành đại diện của đảng trong kỳ bầu cử Tổng thống vào tháng 11. Chủ tịch Hạ Viện Paul Ryan, thuộc đảng Cộng Hoà, cho đến nay vẫn từ chối lên tiếng ủng hộ Trump. Nhiều tên tuổi lớn khác trong đảng giữ thái độ dè dặt.
Tại sao?
Có bốn lý do chính.
Thứ nhất, người ta cho Trump chỉ phát ngôn mị dân, ồn ào và bừa bãi chứ không có một chính sách gì rõ rệt. Mà nếu có, phần lớn những chính sách ấy đều bất khả thi (như dựng hàng rào dọc theo biên giới Mỹ và Mexico; trục xuất hết tất cả những di dân bất hợp pháp và cấm không cho người Hồi giáo vào nước Mỹ; sát hại gia đình của các tên khủng bố). Nếu thi hành được, những chính sách ấy sẽ chỉ gây ra những hậu quả bất lợi cho nước Mỹ.
Thứ hai, những chính sách của Trump thường đi ngược lại với các nguyên tắc chủ đạo của đảng Cộng Hoà lâu nay: Trong khi đảng Cộng Hoà chủ trương giảm thuế, Trump lại chủ trương tăng thuế của những người giàu có; trong khi đảng Cộng Hoà chủ trương tự do mậu dịch, Trump chủ trương áp đặt nhiều lệnh cấm lên các hoạt động thương mại với nước ngoài; trong khi đảng Cộng Hoà chủ trương đóng vai trò người hùng trên thế giới, khi cần, sẵn sàng tuyên chiến với các nước khác để bảo vệ quyền lợi của nước Mỹ, Trump theo chủ nghĩa biệt lập (isolationism), giảm các hành động can thiệp vào sinh hoạt chính trị của thế giới, v.v…
Thứ ba, người ta không tin Trump có thể đánh bại được Hillary Clinton trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng vào tháng 11 tới. Cách ăn nói bỗ bã của Trump làm mất lòng nhiều giới như cộng đồng những người nói tiếng Tây Ban Nha, những người Hồi giáo, phụ nữ và giới trí thức nói chung. Theo các cuộc điều tra, hầu hết những người vừa nêu đều không có ý định bỏ phiếu cho Trump.
Cuối cùng, thứ tư, người ta không tin Trump xứng đáng nắm vai trò tổng tư lệnh của siêu cường quốc số một trên thế giới về cả phương diện đạo đức lẫn trí thức. Dưới mắt nhiều người, ông là người kỳ thị chủng tộc và kỳ thị phái tính. Ông không giấu sự ngưỡng mộ của ông đối với cả Hitler lẫn Mussolini. Ông từ chối lên án các phong trào kỳ thị chủng tộc tại nước Mỹ. Ông cũng không có kinh nghiệm và kiến thức về chính trị quốc gia cũng như thế giới.
Cũng vì các lý do nêu trên, hầu hết các nhà lãnh đạo châu Âu đều lo lắng trước viễn ảnh Donald Trump trở thành tổng thống Mỹ. Nhiều dân biểu Quốc Hội Anh đề nghị cấm không cho Trump nhập cảnh vào nước họ.
Tháng 12, 2015, Thủ tướng Anh, David Cameron, thẳng thắn gọi các chính sách của Trump là “sai lầm, ngu xuẩn và gây chia rẽ”. Giới lãnh đạo các nước khác, không nói thẳng ra, nhưng đều nhìn Trump một cách đầy lo ngại. Dưới mắt họ, nguy cơ Trump trở thành một tên phát xít là rất lớn.
Tuy nhiên, ở đây, chúng ta chỉ nên tập trung vào Việt Nam: Đất nước chúng ta sẽ ra sao nếu Donald Trump được bầu làm Tổng thống nước Mỹ?
Theo tôi, có hai điều quan trọng sẽ xảy ra:
Thứ nhất, về phương diện kinh tế, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vốn đã được ký kết và đang chờ Quốc Hội thông qua sẽ khó biến thành hiện thực. Xin lưu ý là cả Hillary Clinton lẫn Donald Trump đều phản đối hiệp định này. Nhưng mức độ phản đối của hai người khác nhau: Bà Clinton chỉ phản đối một số nội dung của hiệp định còn ông Trump thì phản đối bản thân hiệp định. Trump từng nhiều lần buộc tội Trung Quốc, Ấn Độ và cả Việt Nam nữa, đang “đánh cắp” nhiều thứ từ nước Mỹ, trong đó, có việc làm của người Mỹ. Ông bảo ông không “tức giận” các nước ấy, ông chỉ “tức giận” với sự lãnh đạo “thiếu hiểu biết” và “bất tài” của chính phủ Mỹ hiện nay. Ông doạ sẽ tăng thuế đối với hàng hoá nhập từ Trung Quốc và cũng sẽ tăng thuế đối với các công ty Mỹ mở chi nhánh sản xuất ở nước ngoài để tận dụng giá nhân công rẻ. Với quan điểm như thế, rất khó hy vọng Trump sẽ thúc đẩy việc hiện thực hoá Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương mà Mỹ đã ký kết với 11 quốc gia khác, trong đó, có Việt Nam (các quốc gia khác ấy là Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Nhật Bản, Peru, Singapore và Úc.)
Thứ hai, về phương diện chính trị, Mỹ có thể sẽ không can thiệp vào những tranh chấp trên Biển Đông của Việt Nam. Phương châm tranh cử của Trump là tập trung giải quyết các vấn đề của Mỹ trước, chuyện thế giới tính sau. Ở châu Âu, Trump tuyên bố sẽ rút khỏi, hoặc nếu không, sẽ giảm bớt vai trò của Mỹ trong khối NATO trừ phi các quốc gia Âu châu tăng thêm ngân sách quốc phòng để có thể tự bảo vệ được chính họ. Ở châu Á, Trump chỉ nhìn Trung Quốc như một sự đe doạ về kinh tế chứ không phải về phương diện chính trị. Ông đòi Nhật Bản và Hàn Quốc phải trả thêm các chi phí cho việc Mỹ đóng quân trên nước họ. Hơn nữa, ông cho cả Nhật Bản lẫn Hàn Quốc nên phát triển vũ khí hạt nhân để tự họ, họ có thể đối đầu với Trung Quốc. Như vậy, khi lên cầm quyền, rất có nhiều khả năng Trump sẽ huỷ bỏ chính sách xoay trục về châu Á và sẽ không can thiệp vào các tranh chấp giữa Trung Quốc và một số quốc gia khác, trong đó, có Việt Nam, tại Biển Đông.
Với cả hai chính sách nêu trên, việc Donald Trump được bầu làm tổng thống nước Mỹ sẽ là một tai hoạ cho Việt Nam.
Chúng ta chỉ hy vọng khi thực sự lên cầm quyền, dưới áp lực của các cố vấn, các tướng lãnh và đặc biệt, của Quốc Hội, ông sẽ không thực hiện những điều ông tuyên bố lúc tranh cử.
Hy vọng vậy.
Nguyễn Hưng Quốc
Việt Nam, những tâm hồn hung hãn
Có một bình luận trên VOA ở bài viết kỳ trước khiến tôi suy nghĩ
khi người đọc bị bất ngờ trước một câu viết của tôi rằng “Thật khó để
Việt Nam trở thành một đất nước dân chủ.” Thật ra tôi cũng rất đắn đo
khi có suy nghĩ như vậy, nhưng bởi bản thân tôi cũng giật mình trước
thái độ của dân chúng đối với sự có mặt của Tổng thống Obama tại đất
nước mình trong những ngày vừa qua.
Tôi rất muốn đặt một câu hỏi thẳng thắn rằng: “Sẽ có sự thay đổi lớn nào xảy ra tại chính đất nước mình, sau khi Obama rời khỏi Việt Nam?” Hay tất cả chúng ta rồi sẽ quay lại cuộc sống bình thường như vừa đón đưa xong một ban nhạc thần tượng Hàn Quốc? Liệu có ai để ý xem báo chí quốc tế nhận định gì về cuộc viếng thăm của tổng thống Mỹ hay chỉ đơn giản lướt qua vài cái tít tâng bốc của truyền thông trong nước? Dân Việt hồ hởi bởi sự có mặt của tổng thống Mỹ vì lẽ gì? Vì nước Mỹ giàu có? Vì nước Mỹ thân thiện? Sự thịnh vượng lên xuống theo thời. Nếu nói về phát triển kinh tế, chính Hoa Kỳ đang cực kỳ e ngại cường quốc Trung Hoa. Sự thân thiện? Đó là một chiêu bài PR không hơn không kém Chưa kể nếu các bạn muốn tìm hiểu về chính trị Mỹ, họ luôn muốn hướng tới hình ảnh của một đất nước thích khoa trương về sức mạnh. Chính vì vậy, sự thân thiện của Obama trở thành một hiện tượng và không ít người Mỹ tỏ ra bất đồng với sự nhún nhường quá mức của ông.
Dân chúng Việt niềm nở với Obama, chứ không phải Bush hay Clinton, bởi ông là người quyết định bãi bỏ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam trong khi không làm như vậy với Trung Quốc. Vậy là đa số chúng ta hả hê nghĩ rằng không còn phải sợ tay Tập Cận Bình dòm ngó đến biển đông nữa bởi Việt Nam giờ đã có Obama làm bạn, đã có Obama hỗ trợ, đã có vũ khí từ đất nước hùng cường bậc nhất thế giời. Chúng ta hồ hởi với Mỹ để xù lông hung hãn với nước láng giềng. Nên nhớ, nước Mỹ luôn luôn là đất nước 2 mặt. Nếu trong số các bạn có đọc về thể chế tư bản, thì Hoa Kỳ là một quốc gia đầy cơ hội. Chính nước Mỹ quay lưng lại với đồng minh Anh Quốc trong cuộc tranh chấp kênh đào Suez giữa Anh và Ai Cập năm 1956 để dễ dàng tiếp cận với lượng dầu khổng lồ tại Saudi Arabia.
Báo The New York Times ngày 24 tháng 5 có đăng bài với tựa đề “As Obama Presses Vietnam on Rights, Activists Are Barred From Meeting”. Trong bài báo đưa rất rõ ràng cụ thể về 3 nhà hoạt động nhân quyền có tiếng nói tại Việt Nam mà tôi cũng đã đề cập đến trong một bài viết trước bao gồm ông Nguyễn Quang A, blogger Phạm Đoan Trang, và luật sư Hà Huy Sơn. Ông John Sifton của Human Right Watch nhận định rằng sự cấm đoán hay ngăn cản các nhà hoạt động xã hội đến gặp với Tổng thống Obama không chỉ là hành động xúc phạm đến ông mà còn là xâm phạm đến quyền con người khi tước đoạt quyền tự do thể hiện ý kiến cá nhân. Bài báo không chỉ đơn giản là đưa thông tin, 2 tác giả Gardiner Harris và Jane Perlez tỏ rõ thái độ và quan điểm qua từng câu chữ. Họ tường trình về 2.300 thính giả ăn mặc đẹp đẽ, ngồi ghế nhung đỏ và chắc chắn hầu hết đã được chính phủ sàng lọc, reo hò mừng rỡ khi Obama xuất hiện. Họ reo lên một lần nữa khi ông nói: “Việt Nam là một đất nước độc lập tự chủ, và không một đất nước nào có thể thay đổi điều đó,” như một ám chỉ liên quan đến Trung Quốc, đã từng tự tuyên bố chủ quyền biển Đông. Tuy nhiên, cả khán phòng im bặt khi ông đề cập các chủ đề về thực thi chủ quyền.
Chúng ta im lặng, bởi hoặc là chúng ta không biết, hoặc không ai quan tâm, hoặc quá mơ hồ về vấn đề đó. Obama cũng nói một câu rất tâm đắc rằng “Đất nước các bạn phải dựa vào chính mình.” Nhưng có vẻ lời nói ngắn ngủi ấy vẫn chưa đủ thấm. Với một đất nước mà nhân quyền còn là một vấn đề nhức nhối thì việc tự do mua bán vũ khí sẽ trở thành một vấn đề đáng lo ngại hơn vui mừng. Tôi nhấn mạnh lại câu hỏi của mình một lần nữa, rằng sẽ có sự thay đổi lớn nào xảy ra tại chính đất nước mình, sau khi Obama rời khỏi Việt Nam? Khi mà chính quyền đã tự chứng minh rằng họ không xứng đáng với mối quan hệ chặt chẽ với Mỹ bằng những hành động cấm đoán như trên, và bản thân dân chúng thì hung hãn vô cùng trong những lời chê bai cô bé sinh viên trẻ tuổi mặc áo dài vàng cầm đóa hoa thập cẩm tặng ngài tổng thống, hay chỉ trích ông cán bộ nhà nước đi công được bác bảo vệ cõng qua làn nước ngập mùa mưa Hà Nội?Hoàng Giang
Ẩn số lớn nhất trong chuyến đi VN của Obama bắt đầu được giải mã
Tôi rất muốn đặt một câu hỏi thẳng thắn rằng: “Sẽ có sự thay đổi lớn nào xảy ra tại chính đất nước mình, sau khi Obama rời khỏi Việt Nam?” Hay tất cả chúng ta rồi sẽ quay lại cuộc sống bình thường như vừa đón đưa xong một ban nhạc thần tượng Hàn Quốc? Liệu có ai để ý xem báo chí quốc tế nhận định gì về cuộc viếng thăm của tổng thống Mỹ hay chỉ đơn giản lướt qua vài cái tít tâng bốc của truyền thông trong nước? Dân Việt hồ hởi bởi sự có mặt của tổng thống Mỹ vì lẽ gì? Vì nước Mỹ giàu có? Vì nước Mỹ thân thiện? Sự thịnh vượng lên xuống theo thời. Nếu nói về phát triển kinh tế, chính Hoa Kỳ đang cực kỳ e ngại cường quốc Trung Hoa. Sự thân thiện? Đó là một chiêu bài PR không hơn không kém Chưa kể nếu các bạn muốn tìm hiểu về chính trị Mỹ, họ luôn muốn hướng tới hình ảnh của một đất nước thích khoa trương về sức mạnh. Chính vì vậy, sự thân thiện của Obama trở thành một hiện tượng và không ít người Mỹ tỏ ra bất đồng với sự nhún nhường quá mức của ông.
Dân chúng Việt niềm nở với Obama, chứ không phải Bush hay Clinton, bởi ông là người quyết định bãi bỏ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam trong khi không làm như vậy với Trung Quốc. Vậy là đa số chúng ta hả hê nghĩ rằng không còn phải sợ tay Tập Cận Bình dòm ngó đến biển đông nữa bởi Việt Nam giờ đã có Obama làm bạn, đã có Obama hỗ trợ, đã có vũ khí từ đất nước hùng cường bậc nhất thế giời. Chúng ta hồ hởi với Mỹ để xù lông hung hãn với nước láng giềng. Nên nhớ, nước Mỹ luôn luôn là đất nước 2 mặt. Nếu trong số các bạn có đọc về thể chế tư bản, thì Hoa Kỳ là một quốc gia đầy cơ hội. Chính nước Mỹ quay lưng lại với đồng minh Anh Quốc trong cuộc tranh chấp kênh đào Suez giữa Anh và Ai Cập năm 1956 để dễ dàng tiếp cận với lượng dầu khổng lồ tại Saudi Arabia.
Báo The New York Times ngày 24 tháng 5 có đăng bài với tựa đề “As Obama Presses Vietnam on Rights, Activists Are Barred From Meeting”. Trong bài báo đưa rất rõ ràng cụ thể về 3 nhà hoạt động nhân quyền có tiếng nói tại Việt Nam mà tôi cũng đã đề cập đến trong một bài viết trước bao gồm ông Nguyễn Quang A, blogger Phạm Đoan Trang, và luật sư Hà Huy Sơn. Ông John Sifton của Human Right Watch nhận định rằng sự cấm đoán hay ngăn cản các nhà hoạt động xã hội đến gặp với Tổng thống Obama không chỉ là hành động xúc phạm đến ông mà còn là xâm phạm đến quyền con người khi tước đoạt quyền tự do thể hiện ý kiến cá nhân. Bài báo không chỉ đơn giản là đưa thông tin, 2 tác giả Gardiner Harris và Jane Perlez tỏ rõ thái độ và quan điểm qua từng câu chữ. Họ tường trình về 2.300 thính giả ăn mặc đẹp đẽ, ngồi ghế nhung đỏ và chắc chắn hầu hết đã được chính phủ sàng lọc, reo hò mừng rỡ khi Obama xuất hiện. Họ reo lên một lần nữa khi ông nói: “Việt Nam là một đất nước độc lập tự chủ, và không một đất nước nào có thể thay đổi điều đó,” như một ám chỉ liên quan đến Trung Quốc, đã từng tự tuyên bố chủ quyền biển Đông. Tuy nhiên, cả khán phòng im bặt khi ông đề cập các chủ đề về thực thi chủ quyền.
Chúng ta im lặng, bởi hoặc là chúng ta không biết, hoặc không ai quan tâm, hoặc quá mơ hồ về vấn đề đó. Obama cũng nói một câu rất tâm đắc rằng “Đất nước các bạn phải dựa vào chính mình.” Nhưng có vẻ lời nói ngắn ngủi ấy vẫn chưa đủ thấm. Với một đất nước mà nhân quyền còn là một vấn đề nhức nhối thì việc tự do mua bán vũ khí sẽ trở thành một vấn đề đáng lo ngại hơn vui mừng. Tôi nhấn mạnh lại câu hỏi của mình một lần nữa, rằng sẽ có sự thay đổi lớn nào xảy ra tại chính đất nước mình, sau khi Obama rời khỏi Việt Nam? Khi mà chính quyền đã tự chứng minh rằng họ không xứng đáng với mối quan hệ chặt chẽ với Mỹ bằng những hành động cấm đoán như trên, và bản thân dân chúng thì hung hãn vô cùng trong những lời chê bai cô bé sinh viên trẻ tuổi mặc áo dài vàng cầm đóa hoa thập cẩm tặng ngài tổng thống, hay chỉ trích ông cán bộ nhà nước đi công được bác bảo vệ cõng qua làn nước ngập mùa mưa Hà Nội?Hoàng Giang
Ẩn số lớn nhất trong chuyến đi VN của Obama bắt đầu được giải mã
Giải đáp cho câu hỏi hỏi về mục đích lớn nhất trong chuyến đến Việt Nam của Tổng thống Obama bắt đầu hé lộ
‘Mỹ tiếp cận Cam Ranh’
Trước ngày Tổng thống Obama đến Việt Nam, có rất ít tin tức được coi là thực chất về chuyến đi này. Chỉ có vài tờ báo quốc tế như The Nikkei hé lộ “mấu chốt là cảng Cam Ranh”. The Nikkey, một tờ báo lớn của Nhật Bản, dường như có nguồn tin nội bộ về mối quan hệ “giao lưu hải quân” giữa Nhật Bản và Việt Nam, đặc biệt về cuộc diễn tập chung tại Đà Nẵng của hải quân hai quốc gia này vào tháng 4/2016 – một sự kiện không hề được công bố trên báo chí nhà nước Việt Nam.
Sau quyết định bất ngờ của Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí cho Việt Nam, một vài nhà phân tích thuộc phái “phản biện trung thành” cho rằng quyết định trên chỉ đơn giản là Washington cảm thấy lệnh cấm vận đã tồn tại quá lâu và “đã đến lúc gỡ bỏ”, và “điều đó tốt cho lợi ích của hai quốc gia”.
Nhưng ngay sau khi Obama rời Việt Nam, một hiện tượng đáng ngạc nhiên là báo nhà nước bắt đầu công khai đưa tin “Mỹ tiếp cận Cam Ranh”, mô tả chi tiết hơn về mục đích chuyến thăm và hàm ý những gì mà Mỹ và Việt Nam có thể đã thỏa thuận với nhau.
Đài truyền hình Việt Nam (VTV), một kênh báo đảng, vừa tiết lộ một lời giải cho động thái trên của Mỹ. Trong một bài phỏng vấn TS Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thuộc Bộ Ngoại giao, VTV đã đặt tựa đề “Lý do Tổng thống Obama dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam vào phút chót”.
Một trong những lý do mà ông Trần Việt Thái nêu ra để lý giải về quyết định của Tổng thống Obama là: “Tiếp đến, điều này cũng mang đến cho Việt Nam nhiều cơ hội, nhiều sự lựa chọn hơn trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Mặc dù không đề cập đến cụm từ “vào phút chót” như hàm ý trong tựa đề bài phỏng vấn của VTV, nhưng lý do “bảo vệ Tổ quốc” mà ông Thái nêu ra rất có thể là nguồn cơn chủ yếu dẫn đến sự kết thúc quá trình mặc cả giữa Mỹ và Việt Nam về những nội dung liên quan đến cấm vận vũ khí, quân sự và quốc phòng.
Trong khi VTV hé lộ về quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ đã chỉ xảy ra “vào phút chót”, báo VietTimes đưa tin theo đường gián tiếp “Các nhà hoạch định hải quân Mỹ muốn tiếp cận nhiều hơn vào cảng tại vịnh Cam Ranh của Việt Nam, cảng nước sâu tốt nhất Đông Nam Á. Một cảng quốc tế đã được Việt Nam khai trương vào tháng 3/2016 sẽ đem lại nhiều cơ hội hợp tác với Việt Nam, đô đốc Scott Swift phát biểu trên Navy Times”.
Những câu hỏi về Cam Ranh
Không bị vòng kim cô của Ban Tuyên giáo trung ương kiềm chế, báo chí quốc tế đã đề cập đến vấn đề cảng Cam Ranh một cách trực tiếp và thoải mái hơn nhiều. Bài của tác giả James Holmes trên tạp chí Foreign Policy mới đây đã nêu ra những nội dung rất đáng chú ý:
“Điều khiến bất kỳ thủy thủ Hoa Kỳ nào cũng quan tâm nhất lại là thông tin Hà Nội có thể mở cửa trở lại cảng nước sâu Cam Ranh cho tàu chiến Mỹ như một phần của món quà để đổi lấy việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí.
“Một số điều cần dõi theo khi cuộc phiêu lưu tuyệt vời của Tổng thống Obama được tiết lộ: Thứ nhất, vấn đề hệ trọng là ban lãnh đạo cộng sản Việt Nam có quyết định cho phép hải quân Mỹ quay lại hay không? Thứ hai, việc cho phép đó kèm theo những điều kiện nào? Hà Nội sẽ chỉ chấp nhận một sự ‘hiện diện luân phiên’, theo đó tàu thuyền trú tại Cam Ranh trong những quãng thời gian dài nhưng sau đó phải quay về nước? Hay họ sẵn sàng đồng ý với những điều khoản thoáng hơn, chẳng hạn như việc thiết lập một hải cảng lâu dài cho một đội tàu? Thứ ba, Hà Nội sẽ cho phép quy mô hiện diện như thế nào? Bao nhiêu tàu được phép cập cảng, và những loại tàu nào?
“Đối với Washington, một hạm đội với các chiến hạm lớn như khu trục hạm hay tuần dương hạm - tàu được trang bị thiết bị cảm biến cùng vũ khí đủ loại - là một công cụ chính sách hoàn toàn khác so với một đội tàu bao gồm những tàu trang bị nhẹ quanh quẩn ven bờ. Đồng thời nó cũng chuyển tải một thông điệp hoàn toàn khác tới Bắc Kinh về năng lực và quyết tâm của Hoa Kỳ và Việt Nam.
“Và cuối cùng, Hà Nội sẽ cho phép tàu thuyền Hoa Kỳ được làm gì khi chúng đồn trú tại Cam Ranh? Chào đón một cựu thù quay lại lãnh thổ Việt Nam không phải là một động thái nhỏ nhặt, ngay cả khi điều đó xẩy ra sau cuộc chiến tranh Việt Nam bốn thập niên. Liệu hai lực lượng hải quân có tiến hành hoạt động tuần tra chung trên vùng biển tranh chấp hay không? Hay Hà Nội sẽ cho phép các tư lệnh Hoa Kỳ tự do thực hiện các yêu cầu của Washington?”.
Trong bối cảnh Trung Quốc triển khai hệ thống tên lửa phòng không hiện đại trên quần đảo Hoàng Sa, được tờ báo La Croix và Les Echos đánh giá là “một bước tiến tới âm mưu quân sự hóa khu vực Biển Đông”, nguy cơ Việt Nam bị tấn công là có thật. Nguy cơ này, cùng với những tin tức tình báo mà Hà Nội có thể đã thu thập được, đã giải thích tại sao từ đầu năm 2016 đến nay, chính quyền Việt Nam dường như có một số biểu hiện mang hơi hướng “giãn Trung”, trong đó đặc biệt là vào tháng 2/2016 lần đầu tiên Bộ Ngoại giao Việt Nam dám đưa ra tuyên bố về “tàu Mỹ đi qua vô hại” ở khu vực Biển Đông, và lần đầu tiên hải quân Việt Nam dám bắt giữ tàu chở dầu của Trung Quốc vào tháng 3/2016.
Bây giờ thì đừng mãi tuyên truyền về “Mỹ cần Việt Nam”. Không có Cam Ranh, các tàu khu trục và máy bay của Hạm đội 7 Mỹ vẫn chẳng ngần ngại tuần tra vùng hải phận và không phận Biển Đông. Nhưng không có Mỹ ở Cam Ranh, làm sao bảo đảm Việt Nam sẽ chống đỡ nổi một chiến dịch tập kích cả đường biển lẫn đường không của Trung Quốc trong tương lai gần?
Vừa chơi vừa sợ
Có thể cho rằng “món quà” bỏ lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ đã được đổi lại bằng một thứ đáng giá không kém. Giả thiết về Cam Ranh đã có căn cứ, thậm chí là căn cứ có độ xác thực cao.
Và rất có thể Cam Ranh là quân hậu trên bàn cờ của một “thỏa thuận quân sự” nào đó giữa Mỹ và Việt Nam đã được đàm phán trong một thời gian dài trước chuyến đi Việt Nam của Obama, nhưng chỉ được quyết định “vào phút chót” với sự hiện diện đầy ẩn ý của Cố vấn an ninh Susan Rice.
Tuy nhiên, rất có thể cả Mỹ lẫn Việt Nam đều không muốn công bố thông tin tuyệt mật về “thỏa thuận quân sự” ấy. Nhưng chỉ cần nhìn vào phản ứng của Trung Quốc cũng có thể đánh giá và xác nghiệm xem những nội dung đã được thỏa thuận có tầm quan yếu đến đâu.
Trong khi đó, vài tờ báo quốc tế đã bắt đầu đề cập việc Trung Quốc “nổi giận” khi chứng kiến Mỹ dỡ bỏ cấm vận vũ khí cho Việt Nam.
Theo logic đó, nếu Trung Quốc tái diễn hành vi gây hấn với mức độ cao hơn đối với Việt Nam trong những tháng tới, cùng lúc diễn ra những hoạt động “giao lưu hải quân” dày hơn của Mỹ tại Đà Nẵng và đặc biệt là Cam Ranh, có thể cho rằng “thỏa thuận quân sự” giữa Mỹ và Việt Nam đang được triển khai.
Khi đó, chính sách “không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam” của Việt Nam sẽ có thể ít hoặc không được giới ngoại giao nắng mưa thất thường của nước này nhắc đến nữa.
Việt Nam cũng vì thế sẽ dấn thân hơn vào “quỹ đạo” của Mỹ. Không chỉ “bình thường hóa hoàn toàn quan hệ” mà còn “chơi với Mỹ”.
Tuy nhiên, tiến độ “chơi” đến đâu và “giao lưu hải quân” giữa Mỹ và Việt Nam nhanh chóng đến mức nào còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có mức độ phản ứng của Trung Quốc trong thời gian tới và bản lĩnh bớt sợ của giới lãnh đạo Việt Nam.
Một chi tiết được giới quan sát ghi nhận là trong cuộc viếng thăm của Tổng thống Mỹ vào tháng 5/2016, trong lúc Obama luôn tươi cười và thoải mái, gương mặt giới lãnh đạo cao cấp Việt Nam lại luôn toát lộ vẻ lo lắng và căng thẳng. Có người giải thích: cuối cùng thì những quan chức này đã buộc phải quyết định việc không thể mãi đu dây và cách nào đó trở thành “đồng minh” của Mỹ, nhưng vẫn lo ngay ngáy sẽ làm cho Bắc Kinh nổi giận.Phạm Chí Dũng
‘Mỹ tiếp cận Cam Ranh’
Trước ngày Tổng thống Obama đến Việt Nam, có rất ít tin tức được coi là thực chất về chuyến đi này. Chỉ có vài tờ báo quốc tế như The Nikkei hé lộ “mấu chốt là cảng Cam Ranh”. The Nikkey, một tờ báo lớn của Nhật Bản, dường như có nguồn tin nội bộ về mối quan hệ “giao lưu hải quân” giữa Nhật Bản và Việt Nam, đặc biệt về cuộc diễn tập chung tại Đà Nẵng của hải quân hai quốc gia này vào tháng 4/2016 – một sự kiện không hề được công bố trên báo chí nhà nước Việt Nam.
Sau quyết định bất ngờ của Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí cho Việt Nam, một vài nhà phân tích thuộc phái “phản biện trung thành” cho rằng quyết định trên chỉ đơn giản là Washington cảm thấy lệnh cấm vận đã tồn tại quá lâu và “đã đến lúc gỡ bỏ”, và “điều đó tốt cho lợi ích của hai quốc gia”.
Nhưng ngay sau khi Obama rời Việt Nam, một hiện tượng đáng ngạc nhiên là báo nhà nước bắt đầu công khai đưa tin “Mỹ tiếp cận Cam Ranh”, mô tả chi tiết hơn về mục đích chuyến thăm và hàm ý những gì mà Mỹ và Việt Nam có thể đã thỏa thuận với nhau.
Đài truyền hình Việt Nam (VTV), một kênh báo đảng, vừa tiết lộ một lời giải cho động thái trên của Mỹ. Trong một bài phỏng vấn TS Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thuộc Bộ Ngoại giao, VTV đã đặt tựa đề “Lý do Tổng thống Obama dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam vào phút chót”.
Một trong những lý do mà ông Trần Việt Thái nêu ra để lý giải về quyết định của Tổng thống Obama là: “Tiếp đến, điều này cũng mang đến cho Việt Nam nhiều cơ hội, nhiều sự lựa chọn hơn trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Mặc dù không đề cập đến cụm từ “vào phút chót” như hàm ý trong tựa đề bài phỏng vấn của VTV, nhưng lý do “bảo vệ Tổ quốc” mà ông Thái nêu ra rất có thể là nguồn cơn chủ yếu dẫn đến sự kết thúc quá trình mặc cả giữa Mỹ và Việt Nam về những nội dung liên quan đến cấm vận vũ khí, quân sự và quốc phòng.
Trong khi VTV hé lộ về quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ đã chỉ xảy ra “vào phút chót”, báo VietTimes đưa tin theo đường gián tiếp “Các nhà hoạch định hải quân Mỹ muốn tiếp cận nhiều hơn vào cảng tại vịnh Cam Ranh của Việt Nam, cảng nước sâu tốt nhất Đông Nam Á. Một cảng quốc tế đã được Việt Nam khai trương vào tháng 3/2016 sẽ đem lại nhiều cơ hội hợp tác với Việt Nam, đô đốc Scott Swift phát biểu trên Navy Times”.
Những câu hỏi về Cam Ranh
Không bị vòng kim cô của Ban Tuyên giáo trung ương kiềm chế, báo chí quốc tế đã đề cập đến vấn đề cảng Cam Ranh một cách trực tiếp và thoải mái hơn nhiều. Bài của tác giả James Holmes trên tạp chí Foreign Policy mới đây đã nêu ra những nội dung rất đáng chú ý:
“Điều khiến bất kỳ thủy thủ Hoa Kỳ nào cũng quan tâm nhất lại là thông tin Hà Nội có thể mở cửa trở lại cảng nước sâu Cam Ranh cho tàu chiến Mỹ như một phần của món quà để đổi lấy việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí.
“Một số điều cần dõi theo khi cuộc phiêu lưu tuyệt vời của Tổng thống Obama được tiết lộ: Thứ nhất, vấn đề hệ trọng là ban lãnh đạo cộng sản Việt Nam có quyết định cho phép hải quân Mỹ quay lại hay không? Thứ hai, việc cho phép đó kèm theo những điều kiện nào? Hà Nội sẽ chỉ chấp nhận một sự ‘hiện diện luân phiên’, theo đó tàu thuyền trú tại Cam Ranh trong những quãng thời gian dài nhưng sau đó phải quay về nước? Hay họ sẵn sàng đồng ý với những điều khoản thoáng hơn, chẳng hạn như việc thiết lập một hải cảng lâu dài cho một đội tàu? Thứ ba, Hà Nội sẽ cho phép quy mô hiện diện như thế nào? Bao nhiêu tàu được phép cập cảng, và những loại tàu nào?
“Đối với Washington, một hạm đội với các chiến hạm lớn như khu trục hạm hay tuần dương hạm - tàu được trang bị thiết bị cảm biến cùng vũ khí đủ loại - là một công cụ chính sách hoàn toàn khác so với một đội tàu bao gồm những tàu trang bị nhẹ quanh quẩn ven bờ. Đồng thời nó cũng chuyển tải một thông điệp hoàn toàn khác tới Bắc Kinh về năng lực và quyết tâm của Hoa Kỳ và Việt Nam.
“Và cuối cùng, Hà Nội sẽ cho phép tàu thuyền Hoa Kỳ được làm gì khi chúng đồn trú tại Cam Ranh? Chào đón một cựu thù quay lại lãnh thổ Việt Nam không phải là một động thái nhỏ nhặt, ngay cả khi điều đó xẩy ra sau cuộc chiến tranh Việt Nam bốn thập niên. Liệu hai lực lượng hải quân có tiến hành hoạt động tuần tra chung trên vùng biển tranh chấp hay không? Hay Hà Nội sẽ cho phép các tư lệnh Hoa Kỳ tự do thực hiện các yêu cầu của Washington?”.
Trong bối cảnh Trung Quốc triển khai hệ thống tên lửa phòng không hiện đại trên quần đảo Hoàng Sa, được tờ báo La Croix và Les Echos đánh giá là “một bước tiến tới âm mưu quân sự hóa khu vực Biển Đông”, nguy cơ Việt Nam bị tấn công là có thật. Nguy cơ này, cùng với những tin tức tình báo mà Hà Nội có thể đã thu thập được, đã giải thích tại sao từ đầu năm 2016 đến nay, chính quyền Việt Nam dường như có một số biểu hiện mang hơi hướng “giãn Trung”, trong đó đặc biệt là vào tháng 2/2016 lần đầu tiên Bộ Ngoại giao Việt Nam dám đưa ra tuyên bố về “tàu Mỹ đi qua vô hại” ở khu vực Biển Đông, và lần đầu tiên hải quân Việt Nam dám bắt giữ tàu chở dầu của Trung Quốc vào tháng 3/2016.
Bây giờ thì đừng mãi tuyên truyền về “Mỹ cần Việt Nam”. Không có Cam Ranh, các tàu khu trục và máy bay của Hạm đội 7 Mỹ vẫn chẳng ngần ngại tuần tra vùng hải phận và không phận Biển Đông. Nhưng không có Mỹ ở Cam Ranh, làm sao bảo đảm Việt Nam sẽ chống đỡ nổi một chiến dịch tập kích cả đường biển lẫn đường không của Trung Quốc trong tương lai gần?
Vừa chơi vừa sợ
Có thể cho rằng “món quà” bỏ lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ đã được đổi lại bằng một thứ đáng giá không kém. Giả thiết về Cam Ranh đã có căn cứ, thậm chí là căn cứ có độ xác thực cao.
Và rất có thể Cam Ranh là quân hậu trên bàn cờ của một “thỏa thuận quân sự” nào đó giữa Mỹ và Việt Nam đã được đàm phán trong một thời gian dài trước chuyến đi Việt Nam của Obama, nhưng chỉ được quyết định “vào phút chót” với sự hiện diện đầy ẩn ý của Cố vấn an ninh Susan Rice.
Tuy nhiên, rất có thể cả Mỹ lẫn Việt Nam đều không muốn công bố thông tin tuyệt mật về “thỏa thuận quân sự” ấy. Nhưng chỉ cần nhìn vào phản ứng của Trung Quốc cũng có thể đánh giá và xác nghiệm xem những nội dung đã được thỏa thuận có tầm quan yếu đến đâu.
Trong khi đó, vài tờ báo quốc tế đã bắt đầu đề cập việc Trung Quốc “nổi giận” khi chứng kiến Mỹ dỡ bỏ cấm vận vũ khí cho Việt Nam.
Theo logic đó, nếu Trung Quốc tái diễn hành vi gây hấn với mức độ cao hơn đối với Việt Nam trong những tháng tới, cùng lúc diễn ra những hoạt động “giao lưu hải quân” dày hơn của Mỹ tại Đà Nẵng và đặc biệt là Cam Ranh, có thể cho rằng “thỏa thuận quân sự” giữa Mỹ và Việt Nam đang được triển khai.
Khi đó, chính sách “không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam” của Việt Nam sẽ có thể ít hoặc không được giới ngoại giao nắng mưa thất thường của nước này nhắc đến nữa.
Việt Nam cũng vì thế sẽ dấn thân hơn vào “quỹ đạo” của Mỹ. Không chỉ “bình thường hóa hoàn toàn quan hệ” mà còn “chơi với Mỹ”.
Tuy nhiên, tiến độ “chơi” đến đâu và “giao lưu hải quân” giữa Mỹ và Việt Nam nhanh chóng đến mức nào còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có mức độ phản ứng của Trung Quốc trong thời gian tới và bản lĩnh bớt sợ của giới lãnh đạo Việt Nam.
Một chi tiết được giới quan sát ghi nhận là trong cuộc viếng thăm của Tổng thống Mỹ vào tháng 5/2016, trong lúc Obama luôn tươi cười và thoải mái, gương mặt giới lãnh đạo cao cấp Việt Nam lại luôn toát lộ vẻ lo lắng và căng thẳng. Có người giải thích: cuối cùng thì những quan chức này đã buộc phải quyết định việc không thể mãi đu dây và cách nào đó trở thành “đồng minh” của Mỹ, nhưng vẫn lo ngay ngáy sẽ làm cho Bắc Kinh nổi giận.Phạm Chí Dũng